Hôm nay tớ dạo trên web thấy bài này cũng hay, tuy là kinh nghiệm cá nhân nhưng cũng có nhiều điều để đáng học tập, và sẽ bổ ích cho những bạn có dự định du học bằng con đường lấy học bổng.
______
Trước tiên khi bắt đầu ý tưởng tìm học bổng, bạn hãy cố gắng trả lời câu hỏi sau:
Tại sao mình muốn đi du học? Bạn đi du học vì muốn kiếm tiền, tiết kiệm tiền khi kiếm lấy cái bằng hay để học lấy những kiến thức, kĩ năng công việc mới. Thực sự rất khó rạch ròi 3 tiêu chí trên nhưng nếu bạn xác đinh được thì khi bạn mới có đủ nghị lực vượt qua được sự chờ đợi về thời gian, những khó khăn khi xa nhà và cả những so sánh cuộc sống. Bản thân tôi đã gặp rất nhiều người làm tiến sỹ nhưng bỏ giữa chừng. Không phải họ nản chí, thiếu năng lực, đơn giản vì không có được động cơ rõ ràng. Có được câu trả lời trên, bạn có thể bắt tay vào cuộc chiến săn học bổng?
Bắt đầu như thế nào?
Theo cá nhân tôi, thời gian từ lúc bắt đầu đến khi lấy visa là khoảng 1 năm. Do đó, vào kì học cuối cùng của năm cuối bạn đã có thể bắt đầu. Hãy xác định khả năng, những tích lũy mình sẽ có được khi kết thúc khóa học, để lựa chọn loại học bổng cho phù hợp. Và cũng phân phối thời gian, công việc những việc cần làm
Về cơ bản, học bổng theo tôi biết hiện nay có 1 số học bổng như sau. Căn cứ vào đó bạn cũng lựa chọn chiến lược cho mình.
1. Học bổng chính phủ của nước bạn sẽ dự định đến học:[/B] học bổng này tương đối khá, tiêu chí đòi hỏi rất cao, bạn có thể xem chi tiết ở các thông báo. Nếu được học bổng này bạn có thể sống khá yên tâm, năm về thăm nhà 2 lần hoặc đi đây đó khá thoải mái. Nếu năm học tới bạn chắc chắn mình sẽ tốt nghiệp đứng đầu, tiếng Anh bạn ok thì tạm thời, bạn cứ tập trung học thật tốt, cày tiếng Anh cho điểm chót vót, khi tốt nghiệp bạn bắt đầu làm hồ sơ vẫn ok. Nếu bạn muốn đi Hàn, có thể ghé vào đây:
http://vikool.org/thread14134.html, còn quan tâm đến Châu Âu
http://vikool.org/thread4518.html. Ngoài ra để biết những học bổng chính phủ có liên kết với Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, bạn có thể vào trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo (
www.moet.gov.vn).2. Học bổng của viện nghiên cứu, trường, giáo sư: Tùy từng trường bạn dự định đến học mà mức học bổng khác nhau nhưng nói chung bạn chỉ đủ chi tiêu, cơ hội về thăm nhà ít hơn. Đây là học bổng assitantship phải làm việc offfice cho viện, trường hoặc giáo sư. Nói chung, học bổng loại này không đòi hỏi tiếng anh cao, nhưng lại cần bạn có kinh nghiệm làm nghiên cứu hoặc có một số kiến thức chuyên môn tốt về một lĩnh vực nào. Bạn có thể hình dung như sau, các lab như là một công ty kinh doanh, họ nhận được tiền từ chính phủ hoặc các công ty để làm việc. Mà giáo sư thì không thể làm được, do đó họ cần người làm việc. Tuy nhiên, khác với Việt Nam, các giáo sư nước ngoài có vai trò rất lớn như ông chủ, họ được chủ động việc nhận ai đó vào làm, nếu họ thấy đáp ứng được lợi ích của họ.
Nếu bạn thấy mình không có khả năng xin được nhóm 1, thì bạn nên bắt tay vào ngay đi. Đầu tiên bạn hãy tìm xem những nhóm nào mà hướng nghiên cứu của họ hợp với bạn. Điều này có được ở trang web của trường or lab, nó sẽ cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng nhất, kế đó là các diễn đàn du học của du học sinh. Một số link sau bạn co thể tham khảo:
http://vsak.vn/vn/forum/forumdisplay.php?f=136, hoặc
http://www.chem4all.vn/forums/forumdisplay.php?f=32 (cài này thiên về hóa học). Ở đó, bạn có thể tìm được rất nhiều thông tin như các ngành học, xếp hạng các trường, các kỳ thi và các chứng chỉ cần có, những yêu cầu tối thiểu. Một kênh nữa là bạn bè, những người đang học ở đó, hãy tận dụng mọi cách để bạn có thông tin. Ví dụ
http://vn.yonsei.ac.kr/forum/forumdisplay.php?f=18. Nhớ là học bổng loại này đòi hỏi kinh nghiệm, mà thành tích học tập của bạn không đủ. Cá nhân tôi và bạn bè hay thể hiện nó ở các bài báo hoặc báo cáo khoa học. Còn có được nó thế nào tôi sẽ đề cập đến ở một dịp khác.
Quy trình như sau:
1. Tìm trường có nhóm nghiên cứu phù hợp với kinh nghiệm của mình.
2. Chuẩn bị hồ sơ: Bảng điểm, bằng cấp, thư giới thiệu, chứng chỉ ngoại ngữ nếu có, Lý lịch khoa học (CV) trong CV bạn khéo léo chứng minh bạn có kinh nghiệm phù hợp với nhóm nghiên cứu bạn dự định apply, Research Proposal hoặc study plan chú ý là để viết nó thật hay bạn phải chịu khó đọc các bài báo chuyên ngành thật nhiều, khéo léo trích dẫn nó. Nhớ là thư giới thiệu hãy chọn giáo sư nổi tiếng 1 chút, lại gần với hướng nghiên cứu của mình sau này. Để có một thư giới thiệu tốt, bạn nên xem giáo sư nào có thể viết thư giới thiệu cho mình, giáo sư nào có thể viết tốt về mình (positive), khi giáo sư viết, bạn nên cho họ xem toàn bộ hồ sơ của bạn để họ có cái nhìn toàn cảnh về nơi bạn định nộp hồ sơ và đặc biệt nên nhờ các giáo sư viết cái gì đó thật cụ thể, đừng có chung chung. Ví dụ như họ viết bạn đã cùng họ làm gì, qua đó họ nhận ra những ưu điểm của bạn sẽ tốt hơn là chỉ viết bạn là một sinh viên giỏi, cần cù.
3. Liên lạc với giáo sư: Khi bạn chuẩn bị bảo vệ luận văn bạn gửi mail để thăm dò xem họ có quan tâm đến bạn không là vừa. Thư nên ngắn gọn, trình bày rõ mục đích của bạn. Kèm theo mail bạn có thể gửi theo CV của mình.Tốt nhất bạn gửi dạng file pdf. Bạn đừng ngại trong việc liên lạc với các giáo sư và cũng đừng nản chí nếu một số lá thư đầu tiên không được trả lời. Nhớ là bạn phải tìm một list các giáo sư để gửi. Khi họ trả lời nghĩa là bước đầu họ đã quan tâm. Nếu họ ok thì coi như bạn đã đi được 80% chặng đường, những công việc còn lại chỉ là thời gian và thủ tục. Đừng quên họ nhận lời rồi hãy tiếp theo hỏi họ được bao nhiêu tiền. Càng cụ thể càng tốt. Trường hợp giáo sư từ chối thì bạn hãy tiếp tục tìm kiếm đến khi có được giáo sư nhận. Nếu không tìm được bạn hãy còn loại học bổng thứ 3 nữa. Một số thủ thuật kinh nghiệm về vấn đề này được thảo luận khá nhiều ở đây. Nhớ là sự khéo léo, ấn tượng thì chỉ bạn mới tạo ra được. Nói chung, các giáo sư giống như ông chủ, họ rất thích những đức tính trên cùng với sự chủ động.
4. Gửi hồ sơ: Khi bạn đã được giáo sư đồng ý bạn có thể gửi hồ sơ cho trường. Kinh nghiệm cho thấy bạn nên đăng ký nhiều trường, sau này nếu không đi bạn có thể viết thư từ chối sau. Điều này để đảm bảo chắc ăn cho bạn. Do đó bạn cần lập ra một cái bảng, trên đó chia thành nhiều cột, mỗi cột thể hiện một số thông tin cần thiết như deadline, yêu cầu cơ bản, những thủ tục đã hoàn thành, những thủ tục còn thiếu gì, khả năng trường nào là lơn nhất. Ngoài ra, bạn cũng nên xác định cho mình trường nào là trường bạn mong muốn nhất để tập trung sức lực cho nó. Bạn nên làm hồ sơ trường đó trước tiên, và xem đó như form chuẩn cho các trường sau. Tránh việc đầu tư dàn trải, làm hồ sơ trường nào cũng như nhau.
5. Chờ đợi kết quả, liên hệ tìm hiểu thêm về trường mình nộp hồ sơ, tình hình hồ sơ: Nhớ là giáo sư nhận bạn nhưng kết quả còn phụ thuộc ở trường và cái CV, study plan của bạn có đẹp không đấy.
6. Làm thủ tục đi học: Nếu có kết quả rồi, bạn chỉ cần qua Đại sứ quán, họ sẽ hướng dẫn bạn tận răng.
7. Mua vé, ăn chơi nhảy múa và lượn
3. Học bổng của một số công ty ở VN tuyển sang học với điều kiện về sẽ phải làm việc cho nó. Stippend tương đương với học bổng trường hoặc cao hơn 1 ít. Cái này là do công ty quyết định nên bạn cứ yên tâm học tốt, ra trường tìm công ty nào có chính sách cho đi học mà cày. Một số công ty, tổ chức có thể lồng thêm vào đó các điều kiện kèm theo như ký hợp đồng cam kết làm việc cho họ sau khi ra trường, tuy nhiên không phải lúc nào cũng vậy. Bạn có thể tham khảo thêm tại đây hoặc
http://vn.kaist.ac.kr/forum/showthread.php?t=574. Học bổng 322: cũng dành cho các bạn có khă năng ở nhóm 1. Thêm nữa là tốt nghiệp xong bạn phải vào làm cho nhà nước. Chi tiết về học bổng này có thể tham khảo tại trang web
www.vosp.org. Chú ý là, vì trường trong nước tuyển chọn sơ bộ nên bạn không cần quan tâm đến những thứ như CV, study plan, chỉ khi thi đỗ và được chọn đi học nước ngoài và nộp hồ sơ vào trường ở nước ngoài bạn mới cần quan tâm đến chúng. Nói cách khác, ở học bổng loại thứ hai và thứ ba, bạn cần tập trung làm sao có một cái CV thật đẹp. Điều đó đòi hỏi bạn cần nỗ lực tích lũy kinh nghiệm để bù vào phần điểm tiếng Anh của bạn.
Trên đây là những kinh nghiệm của tôi trong quá trình tìm học bổng. Hi vọng các bạn tìm được cho mình những thông tin bổ ích và thiết thực.
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG VÀ MAY MẮN!
(Bài viết được tổng hợp và giới thiệu bởi phone4vn.com)
_______
Nguồn:
http://viet4rum.com/forum/showthread...nước-ngoàiGoogle.com, từ khoá scholarship
Và có một website nữa cũng khá hay:
http://www.eduvision.com.vn